BÌNH ĐẲNG GIỚI – NÊN PHÒNG HAY LO CHỐNG ?

12/2/2016 10:50:04 AM

Bình đẳng giới !

BÌNH ĐẲNG GIỚI – NÊN PHÒNG HAY LO CHỐNG?

 

Quý Thầy cô và các em sinh viên thân mến!

Luật Bình đẳng giới đã được Quốc hội khóa XI thông qua tại kỳ họp thứ 10 ngày 29-10-2006 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2007. Luật này quy định nguyên tắc bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình, biện pháp bảo đảm bình đẳng giới, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình và cá nhân trong việc thực hiện bình đẳng giới. Tuy nhiên,thực tế hiện naycho thấy không ít người còn chưa hiểu đúng khái niệm “bình đẳng giới” và cho rằng bình đẳng giới chỉ là bình đẳng nam - nữ; không công bằng trong bình đẳng giới nghĩa là không công bằng giữa nam giới và phụ nữ.Thực chất đây mới là một khía cạnh trong khái niệm bình đẳng giới.

   Theo khoản 1 2 3 Điều 5 của Luật Bình đẳng giới thì:

1. Giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam và nữ.

2. Giới là khái niệm chỉ đặc điểm vị trí và vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội.

3. Bình đẳng giới là việc nam nữ có vị trí vai trò ngang nhau được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.

Ở đây cần phải phân biệt khái niệm giới tính và khái niệm giới. Vì giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam và nữ nên khái niệm này có những đặc điểm:

- Bị quy định hoàn toàn bởi gen qua cơ chế di truyền từ mẹ sang con cái.

-Mang tính bẩm sinh (sinh ra đã là nam hay nữ).

-Các đặc điểm giới tính hầu như không phụ thuộc vào không gian, thời gian. (từ xưa cho tới nay ở bất kỳ nơi nào trên trái đất về mặt đặc điểm sinh học thì phụ nữ vẫn là phụ nữ và nam giới vẫn là nam giới).

-Các đặc điểm sinh học có những biểu hiện thể chất có thể quan sát được trong cấu tạo giải phẫu sinh lý người (nam và nữ có những đặc điểm sinh học khác nhau về gen, cơ quan nội tiết hoóc môn, cơ quan sinh dục..)

- Gắn liền với một số chức năng sinh học (phụ nữ có khả năng mang thai và sinh con).

-Sinh thành, biến đổi tuân theo quy luật sinh học, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của cá nhân (tuổi dậy thì, lão hóa..)

Khác với khái niệm giới tính, giới là khái niệm chỉ đặc điểm vị trí và vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội nên có những đặc điểm sau:

- Không mang tính di truyền bẩm sinh mà mang tính tập nhiễm (tức là bị quy định bởi điều kiện sống của cá nhân và xã hội được hình thành và phát triển qua hàng loạt các cơ chế bắt chước, học tập, ám thị...).

- Mang tính đa dạng phong phú cả về nội dung hình thức và tính chất. (các đặc điểm giới bộc lộ qua suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mỗi cá nhân, nhóm.)

Như vậy về bản chất khái niệm giới tính mang tính bình đẳng bởi đơn giản nó chỉ là đặc điểm sinh học của nam và nữ. Nhưng chúng ta thấy trong khi tham gia vào các mối quan hệ xã hội thì nam và nữ có những đặc điểm vị trí và vai trò không ngang bằng nhau.Đó chính là bất bình đẳng giới.Bởi vậy, khi sử dựng thuật ngữ chúng ta không dùng “bất bình đẳng giới tính” mà chỉ được dùng “bất bình đẳng giới”.

Vậy, khái niệm “Bình đẳng giới" phải được hiểu như thế nào? Theo Luật Bình đẳng giới, mọi người dù là nam giới hay phụ nữ với tư cách là các cá nhân đều có quyền bình đẳng và cần được tạo cơ hội để phát huy tiềm năng sẵn có của mình cũng như có quyền thụ hưởng bình đẳng trong quá trình phát triển chung như:

- Tiếp cận và sử dụng các nguồn lực (tài chính, đất đai, thời gian, cơ hội...)

- Tham gia quyết định những vấn đề liên quan tới việc sử dụng nguồn lực.

- Tham gia vào các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội...

- Thụ hưởng những thành tựu của sự phát triển.

Do đó, bình đẳng giới không có nghĩa và không đòi hỏi số lượng phụ nữ và nam giới tham gia vào các hoạt động phải ngang bằng nhau mà bình đẳng giới có nghĩa là phụ nữ và nam giới, trẻ em gái và trẻ em trai phải có cơ hội ngang nhau trong việc sử dụng các quyền của họ.Và vì thế bình đẳng giới đòi hỏi các chương trình phát triển các dịch vụ công và các dịch vụ xã hội phải được thiết kế sao cho đáp ứng được các nhu cầu nhiều mặt phù hợp với mức độ ưu tiên khác nhau của phụ nữ và nam giới.Nếu làm được việc này thì sự phát triển kinh tế - xã hội sẽ dẫn tới sự công bằng trong việc hưởng thụ các thành quả và mở ra cơ hội như nhau cho phụ nữ và nam giới trong việc phát huy các tiềm năng của cá nhân họ.

Bản chất của bình đẳng giới là sự tôn trọng tạo điều kiện cho cả nam và nữ cùng phát triển cùng nhau cống hiến nhiều nhất cho xã hội và đáp ứng các nhu cầu của cá nhân.Hình thành nhận thức xã hội đúng đắn về khái niệm bình đẳng giới sẽ là một trong những điều kiện để Luật Bình đẳng giới đi vào cuộc sống.

Quý Thầy cô và các em sinh viên thân mến!

Ở mỗi một giai đoạn sống, hạnh phúc của chúng ta lại có giá trị khác nhau. Ngày còn đi học, hạnh phúc của chúng ta là được cha mẹ, gia đình yêu thương, che chở, được đến trường họp tập vui đùa cùng bạn bè. Lớn lên đi làm, hạnh phúc vẫn là một mái ấm gia đình, luôn là chỗ dựa tinh thần vững chắc sau những sóng gió của cuộc đời, hạnh phúc là có một công việc yêu thích để làm, tự kiếm tiền, tự lập nuôi sống bản thân và theo đuổi ước mơ… Trước khi yêu nhau, người ta ít nhiều có những khoảnh khắc cảm nhận được thế nào là hạnh phúc. Và hạnh phúc là điều hoàn toàn xuất phát từ bản thân, từ cảm nhận mỗi người. Cuộc sống rộng lớn nên có rất nhiều sự lựa chọn.Trong đó, tình yêu hay các mối quan hệ chỉ là một sự lựa chọn thêm vào chứ không phải là tất cả của chúng ta.Hạnh phúc là thứ không thể phụ thuộc vào ai hết, cũng không phải là thứ để người phụ nũ trông chờ dựa dẫm vào đàn ông của mình hay ngược lại, mà hạnh phúc xuất phát từ sự cố gắng của bản thân mỗi người.

Ngày nay, sự bất bình đẳng không còn ảnh hưởng nhiều bởi chế độ, tư tưởng xã hội.Mà chủ yếu nó nằm ở sự khác biệt giữa đặc tính tâm lý giữa hai giới và cá tính của từng cá nhân.Mỗi người nên tự ý thức được việc phải sống được là chính mình chứ không hẳn phải phụ thuộc vào giới tính cũng như ảnh hưởng bởi sự giáo dục từ gia đình. Bởi rất nhiều bậc cha mẹ sẵn sàng làm tất cả mọi thứ cho con cái ngoại trừ việc không cho chúng được là chính mình.

Như vậy, bình đẳng giới không phải chỉ là vấn đề của xã hội hay ở đâu đó, của ai đó, mà là vấn đề của mỗi cá nhân chúng ta. Đừng để đến khi bất bình đẳng xảy ra với chính mình thì có khuynh hướng trông chờ xã hội, tổ chức hay cá nhân nào có thể đứng ra chịu trách nhiệm, giải quyết hay đền bù cho mình.Hoặc cũng đừng để chúng ta phải bức xúc, phẩn nộ từ những câu chuyện bất bình đẳng mà chúng ta được nhìn, được nghe từ những số phận của người khác trong khi bản thân họ - những người trong cuộc lại lựa chọn sự cam chịu, chấp nhận như là số phận của chính mình vì lúc đó tổn thương và thiệt thòi cũng đã quá nhiều rồi. Qua bài viết này, chúng tôi mong muốn mọi người hiểu hơn sự khác biệt về đặc tính giữa hai giới và ý thức được một lối sống độc lập, tự chủ cho bản thân để “Phòng còn hơn chống”.

 

Hết

 

 

 

BÌNH ĐẲNG GIỚI – NÊN PHÒNG HAY LO CHỐNG

 

Quý Thầy cô và các em sinh viên thân mến!

Việt Nam ta đã mất đến 50 năm để người dân chấp nhận mỗi gia đình chỉ có 1-2 con, thì thời gian để người dân thay đổi quan niệm “trọng nam khinh nữ” có thể là một quá trình lâu dài hơn nữa nếu chúng ta không nhận thức đúng về bình đẳng giới.

Bản chất của bình đẳng giới là sự tôn trọng tạo điều kiện cho cả nam và nữ cùng phát triển, cùng nhau cống hiến nhiều nhất cho xã hội và đáp ứng các nhu cầu của cá nhân.

Theo khoản 3, Điều 5 Luật Bình đẳng giới: “Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình. Nam và nữ có quyền thụ hưởng như nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình.”

Theo Điều 4, Luật Bình đẳng giới: “Mục tiêu bình đẳng giới là xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.”

Nếu như ngày xưa người phụ nữ phải gánh trên mình cái gọi là “tam tòng, tứ đức”, họ không được đi học, thi cử, không được tham gia vào các công việc xã hội như đàn ông, không được quyền tự do yêu đương, hôn nhân bị sắp đặt bởi câu: “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” và nặng nề vấn đề trinh tiết….Thì ngày nay, thông qua Luật Bình đẳng giới, xã hội đã cởi mở và tạo điều kiện rất nhiều cho người phụ nữ nắm giữ các quyền của con người giống như đàn ông. Song, hệ tư tưởng xã hội vẫn còn bị ảnh hưởng ít nhiều từ truyền thống văn hóa phong kiến, và những hủ tục còn sót lại nên trong xã hội ta hiện nay vẫn còn những điều bất bình đẳng xảy ra đối với người phụ nữ. Những câu hỏi có liên quan tới vấn đề bình đẳng giới hiện nay vẫn đang làm bức xúc tâm tư nhiều người như: Tại sao khi kết hôn phụ nữ lại về nhà chồng chứ không phải người đàn ông về nhà vợ? Tại sao con cái lại mang họ cha chứ không mang họ mẹ? Lại có rất nhiều người phụ nữ cũng đi làm ngoài xã hội giống như đàn ông, nhưng khi về nhà họ còn phải làm cả công việc nội trợ gia đình, trong khi người chồng chẳng làm gì, chỉ ăn no nằm khểnh vắt chân, xỉa răng xem tivi? Tại sao đàn ông có sự nghiệp, có gia đình hạnh phúc, vợ đẹp con khôn nhưng vẫn đi ngoại tình?Còn phụ nữ chỉ ngoại tình khi hôn nhân không hạnh phúc?Tại sao đàn ông ngoại tình thì phụ nữ lại dễ dàng chấp nhận tha thứ?Còn phụ nữ ngoại tình thì rất hiếm khi đàn ông tha thứ?Tại sao phụ nữ học cao thì khó lấy chồng? Nhưng đàn ông học cao, sự nghiệp thành đạt thì dễ lấy vợ ?...

Phải chăng, một đứa trẻ lớn lên thường bị ảnh hưởng rất lớn bởi việc giáo dục từ gia đình.Các bé gái thường được các bà, các mẹ các chị dạy rằng: Là con gái phải biết nữ công gia chánh, ăn nói nhỏ nhẹ, cười duyên dịu dàng, công dung ngôn hạnh, không nên học nhiều, sau đó chọn một công việc an nhàn để làm và dành thời gian chăm sóc cho gia đình. Từ đó, các cô gái luôn có tư tưởng phấn đấu để trở thành một hình mẫu người phụ nữ của gia đình, rất ít cô gái lựa chọn trở thành một người phụ nữ của công việc, sự nghiệp.Và xu hướng của chị em phụ nữ luôn mong muốn mình có thể lấy được một anh chồng có sự nghiệp và thành đạt, có khả năng lo được kinh tế cho cả gia đình hoặc ít nhất thì cũng có thể đóng góp cùng vợ gánh vác trách nhiệm với gia đình.Còn các bé trai thì được dạy rằng: là con trai phải có ước mơ, hoài bão, sống mạnh mẽ, cứng rắng, phấn đấu, rèn luyện để sau này trở thành một người đàn ông có sự nghiệp, thành đạt. Tất nhiên đây là hình mẫu một người đàn ông của công việc, và rất hiếm những chàng trai muốn mình trở thành một người đàn ông của gia đình.Và tất nhiên là những người đàn ông thành đạt thì thường lấy vợ là những người phụ nữ biết chăm sóc, dành thời gian cho gia đình.

Từ hai điều trên ta có thể thấy rằng tỉ lệ người phụ nữ của công việc và sự nghiệp và những người đàn ông của gia đình trong xã hội là rất thấp.Vì thế hai mảnh ghép hiếm đó khó có cơ hội có thể gặp được nhau.Và tâm lý phụ nữ khi lấy chồng đều muốn lấy một người đàn ông hơn mình một cái đầu.Người phụ nữ của sự nghiệp liệu có cơ hội lấy một người đàn ông cũng của sự nghiệp và thậm chí là còn phải giỏi và bận rộn hơn cô ta?Thời gian nào họ dành cho gia đình và yêu thương? Còn một điều nữa đó là: phụ nữ hi sinh sự nghiệp vì một người đàn ông là chuyện bình thường, nhưng đàn ông mà vứt bỏ sự nghiệp vì một người phụ nữ thì thường bị đánh giá là ngu ngốc.

Sự bất bình đẳng ở đây nằm ở chỗ là những người trẻ không có cơ hội để được là chính mình, họ bị ảnh hưởng bởi sự giáo dục của các bậc phụ huynh, sự hình thành nên con người của họ phản ánh ý chí của các bậc phụ huynh nhiều hơn là việc họ thực sự muốn mình sống như thế nào. Cơ hội nào cho một cô gái có đam mê nghề nghiệp, và một chàng trai thích chăm lo cho gia đình ? Thiết nghĩ vấn đề bình đẳng ở đây là việc mỗi người được sống tự do thoải mái với cá tính của mình chứ không bị phụ thuộc vào giới tính của họ.

Tất cả những quan điểm sáo mòn trên có thể giải thích tại sao đàn ông lại có tính gia trưởng?và bạo lực gia đình thường xuất phát từ việc đàn ông đánh phụ nữ ? Phải chăng lại vì ba lý do sau:

Thứ nhất, người vợ sống quá phụ thuộc vào người đàn ông nên họ không được tôn trọng. Sống phụ thuộc tức là không có tự do, không có tự do thì làm sao người vợ đó có quyền bình đẳng với người chồng?

Thứ hai, người đàn ông sống quá phụ thuộc vào người vợ.Thực tế cho thấy bây giờ nhiều người phụ nữ vừa làm vợ đồng thời vừa làm chồng thay cho cả chồng.Họ đi làm ngoài xã hội kiếm tiền và nuôi cho cả nhà. Trong khi người đàn ông đó chẳng làm được tích sự gì, anh ta cảm thấy yếu thế ngoài xã hội, tình trạng vô công rồi nghề dẫn đến nhàn cư vi bất thiện. Anh ta sa đà vào cờ bạc, rượu chè, nghiện hút, gái gú…sống bản năng và thú tính. Một người đàn ông vô giá trị ngoài xã hội, một người cha, người chồng không mẫu mực trong gia đình khiến anh ta cảm thấy tự ti và muốn vớt vát lại một chút sĩ diện và quyền hành cho bản thân dẫn đến nảy sinh tính gia trưởng thậm chí là đánh đập hành hạ người vợ, anh ta cậy vào giới tính của mình là đàn ông và vin vào đó để cho rằng mình làm chủ gia đình và có quyền tự quyết tất cả mọi vấn đề trong nhà. Lỗi này một phần do người phụ nữ cam chịu, nhẫn nhịn với người chồng và không có cách để tự giải quyết nên mới để xảy ra tình trạng trên.

Thứ ba, cũng nhiều người đàn ông không sống phụ thuộc vào người vợ nhưng cũng nảy sinh tâm lý gia trưởng là bởi ảnh hưởng từ giáo dục của gia đình, từ ông, cha của mình và ảnh hưởng từ bạn bè, và các mối quan hệ ngoài xã hội khác xung quanh ít nhiều tác động vào việc hình thành nên nhân cách sống của anh ta.

Quý Thầy cô và các em sinh viên thân mến!

Ở mỗi một giai đoạn sống, hạnh phúc của chúng ta lại có giá trị khác nhau. Ngày còn đi học, hạnh phúc của chúng ta là được cha mẹ, gia đình yêu thương, che chở, được đến trường họp tập vui đùa cùng bạn bè. Lớn lên đi làm, hạnh phúc vẫn là một mái ấm gia đình, luôn là chỗ dựa tinh thần vững chắc sau những sóng gió của cuộc đời, hạnh phúc là có một công việc yêu thích để làm, tự kiếm tiền, tự lập nuôi sống bản thân và theo đuổi ước mơ… Trước khi yêu nhau, người ta ít nhiều có những khoảnh khắc cảm nhận được thế nào là hạnh phúc. Và hạnh phúc là điều hoàn toàn xuất phát từ bản thân, từ cảm nhận mỗi người. Cuộc sống rộng lớn có rất nhiều sự lựa chọn, tình yêu hay các mối quan hệ chỉ là một sự lựa chọn thêm vào chứ không phải là tất cả của chúng ta.Hạnh phúc là thứ không thể phụ thuộc vào ai hết, cũng không phải là thứ để người phụ nũ trông chờ dựa dẫm vào đàn ông của mình, mà hạnh phúc xuất phát từ sự cố gắng của bản thân mỗi người.

Ngày nay, sự bất bình đẳng không còn ảnh hưởng nhiều bởi chế độ, tư tưởng xã hội.Mà chủ yếu nó nằm ở sự khác biệt giữa đặc tính tâm lý giữa hai giới và cá tính của từng cá nhân.Mỗi người nên tự ý thức được việc phải sống được là chính mình chứ không hẳn phải phụ thuộc vào giới tính cũng như ảnh hưởng bởi sự giáo dục từ gia đình. Bởi rất nhiều bậc cha mẹ sẵn sàng làm tất cả mọi thứ cho con cái ngoại trừ việc không cho chúng được là chính mình.

Như vậy, bình đẳng giới không phải chỉ là vấn đề của xã hội hay ở đâu đó, của ai đó, mà là vấn đề của mỗi cá nhân chúng ta. Đừng để đến khi bất bình đẳng xảy ra với chính mình thì có khuynh hướng trông chờ xã hội, tổ chức hay cá nhân nào có thể đứng ra chịu trách nhiệm, giải quyết hay đền bù cho mình. Hoặc cũng đừng để chúng ta phải bức xúc, phẩn nộ từ những câu chuyện bất bình đẳng mà chúng ta được nhìn, được nghe từ những số phận của người khác trong khi bản thân họ - những người trong cuộc lại lựa chọn sự cam chịu, chấp nhận như là số phận của chính mình vì lúc đó tổn thương và thiệt thòi cũng đã quá nhiều rồi. Qua bài viết này, chúng tôi mong muốn mọi người hiểu hơn sự khác biệt về đặc tính giữa hai giới và ý thức được một lối sống độc lập, tự chủ cho bản thân để “Phòng còn hơn chống”.

 

Hết

 



Các tin khác